Nhớ mùa hè và bến đò ngang thuở ấy
Chiều 5.3, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị tại các Kết luận 126, 127, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, đã chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ. Cuộc họp thảo luận, cho ý kiến về đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp để chuẩn bị trình cấp có thẩm quyền.Cùng dự có Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an và các Phó thủ tướng, bộ trưởng.Sau khi nghe báo cáo của Bộ Nội vụ và ý kiến của các đại biểu, Thường vụ Đảng ủy Chính phủ thống nhất mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, đó là cấp tỉnh (gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư) và cấp cơ sở.Đảng ủy Chính phủ cũng thảo luận về các phương án dự kiến sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã.Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh cần căn cứ trên một số tiêu chí quan trọng, đó là diện tích, dân số, kinh tế, văn hóa và khả năng bổ sung, hỗ trợ cho nhau để phát triển.Thủ tướng đánh giá cao công tác chuẩn bị của Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan, đề nghị các cơ quan sớm hoàn thiện đề án báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến.Trước đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (với cả tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.Để thực hiện nội dung này, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức T.Ư, Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể T.Ư và các cơ quan liên quan chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng đề án, tờ trình Bộ Chính trị về sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.Cụ thể, đối với cấp tỉnh, ngoài căn cứ về quy mô dân số, diện tích, cần nghiên cứu kỹ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, mở rộng không gian phát triển, phát huy lợi thế so sánh, đáp ứng yêu cầu phát triển đối với từng địa phương và yêu cầu, định hướng phát triển của giai đoạn mới... làm cơ sở, căn cứ khoa học trong sắp xếp.Đối với cấp xã, cần xác định rõ các mô hình chính quyền địa phương cấp xã đối với khu vực đô thị, nông thôn, miền núi, đồng bằng, hải đảo, quy mô dân số, diện tích, lịch sử, văn hóa, các vấn đề về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, dân tộc, tôn giáo... Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, định biên của chính quyền địa phương cấp xã.Đà Nẵng: Vì sao thưởng tiền cho nam sinh viên đăng ký ngành giáo dục mầm non?
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, trong 2, tại miền Bắc và khu vực Thanh Hóa - Hà Tĩnh đã xảy ra 3 đợt mưa diện rộng vào các ngày 6 - 7.2, 16 - 20.2 và 22 - 26.2; các tỉnh Quảng Bình - Phú Yên xảy ra 3 đợt mưa diện rộng xảy ra vào các ngày 3 - 5.2, 7 - 14.2 và 18 - 26.2. Trong đó đợt mưa từ ngày 18 - 26.2 xuất hiện nhiều ngày mưa vừa, mưa to tại các trạm: Trà My (Quảng Nam) 92 mm, Tuy Hòa (Phú Yên) 93 mm... Khu vực Tây nguyên và Nam bộ xảy ra mưa trái mùa vào ngày 12 - 14.2 và 18 - 24.2. Đáng lưu ý, đợt mưa ngày 12 - 14.2, tại Nam bộ có một số trạm có lượng mưa vượt giá trị lịch sử như: Thủ Dầu Một (Bình Dương) 132 mm, Nhà Bè 120 mm.Trong thời kỳ này, tại trạm khí tượng An Nhơn (Bình Định) đã ghi nhận nhiệt độ cao nhất ngày 33,5 độ C, vượt giá trị lịch sử là 33 độ C cùng thời kỳ.Tổng lượng mưa trên khu vực Tây Bắc bộ, đồng bằng Bắc bộ, Trung bộ, Nam Tây nguyên và miền Đông Nam bộ phổ biến cao hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN) từ 15 - 30 mm. Trong đó, tại khu vực Trung và Nam Trung bộ, miền Đông Nam bộ cao hơn từ 30 - 70 mm, có nơi cao hơn 200 mm; các nơi khác phổ biến thấp hơn từ 10 - 30 mm so với TBNN cùng thời kỳ.Cơ quan khí tượng dự báo, trong tháng 3, nắng nóng sẽ gia tăng ở khu vực Nam bộ (tập trung ở các tỉnh miền Đông) và xuất hiện cục bộ ở khu Tây Bắc Bắc bộ, Bắc Trung bộ. Khu vực Trung bộ có khả năng xuất hiện một số ngày mưa rào rải rác và có nơi có giông. Nam bộ có thể xuất hiện mưa giông trái mùa.Tại miền Bắc và Bắc Trung bộ phổ biến xấp xỉ TBNN cùng thời kỳ; các khu vực khác cao hơn từ 10 - 20 mm, riêng Trung Trung bộ và Nam Tây nguyên cao hơn từ 20 - 40 mm, có nơi cao hơn so với TBNN cùng thời kỳ.Theo bản tin dự báo dài ngày của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong khoảng 10 ngày đầu tháng 3, TP.HCM dao động ở mức nhiệt 25 - 33 độ C. Trong đó, nhiệt độ cao nhất là 33 độ C rơi vào các ngày 4 - 6.3 và 6 - 8.3.Tại TP.Cần Thơ, nhiệt độ dao động từ 24 - 34 độ C, trong đó, nhiệt độ cao nhất là 34 độ C vào ngày 5.3.
Sẽ có thương vụ lớn mở màn triển lãm hàng không Dubai?
VinFast Lux A2.0 trang bị dàn âm thanh 6 đến 13 loa, tích hợp âm ly tùy phiên bản, trong khi KIA K5 mới chỉ có 6 đến 12 loa. Bù lại, mẫu xe Hàn Quốc có cửa sổ trời toàn cảnh Paronama, màn hình HUD hiển thị trên kính lái và chức năng khởi động xe từ xe bằng chìa khóa...
Theo tin từ Diễn đàn giáo dục quốc tế có trụ sở tại Mỹ, Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 13.2 đã thông báo cho các bên rằng cơ quan này đang tạm dừng cấp vốn liên bang trong 15 ngày cho tất cả các khoản tài trợ trong năm tài chính 2025. Quyết định chính thức có hiệu lực từ ngày 12.2 và trong số các bên bị ảnh hưởng có cả những chương trình học bổng, trao đổi sinh viên quốc tế như Fulbright, Benjamin A. Gilman, IDEAS..."Đây là tin rất đáng lo ngại. Chúng tôi đang nỗ lực tìm hiểu rõ hơn về tình hình mới này cùng những ảnh hưởng có thể xảy ra. Hiện chưa có thông tin chi tiết nào khác cũng như chưa có lý do nào được đưa ra", thông báo đăng hôm 14.2 nêu.Trong số những chương trình bị ảnh hưởng, Fulbright nổi tiếng nhất khi trao hơn 2.200 suất học bổng mỗi năm cho sinh viên Mỹ du học nước ngoài, và thu hút khoảng 4.000 sinh viên quốc tế đến Mỹ mỗi năm để học tập, giảng dạy và nghiên cứu. Tại Việt Nam, Chương trình Fulbright được thành lập vào năm 1992 và hiện được điều hành thông qua Phòng Thông tin văn hóa, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội.Trả lời phỏng vấn hôm 19.2 với tờ The PIE News, bà Melissa Torres, Chủ tịch Diễn đàn giáo dục quốc tế, nói thêm chưa có dấu hiệu nào cho thấy việc cấp vốn sẽ bị ngừng vĩnh viễn. Song, việc tạm ngừng đột ngột các khoản tài trợ đã khiến sinh viên Mỹ và các nhà quản lý giáo dục rất hoang mang. Bà Torres cũng xác nhận các bên nhận tài trợ đã được Bộ Ngoại giao Mỹ liên hệ nhưng đến nay bộ này vẫn chưa đưa ra thông báo chính thức."Nếu việc cấp vốn không được khôi phục ngay lập tức, có khả năng nhiều nhà giáo dục quốc tế sẽ bị sa thải, gây ảnh hưởng đến cộng đồng và kinh tế địa phương", bà nói thêm. Bởi lẽ, các khoản tài trợ không chỉ được chuyển trực tiếp cho sinh viên mà còn dùng để chi trả cho đội ngũ nhân viên - những người đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành các chương trình này, theo bà Torres.Việc Bộ Ngoại giao Mỹ không nêu rõ sẽ làm gì với những khoản tài trợ cũng khiến các đơn vị cung cấp chương trình hoang mang. Một số địa điểm Fulbright được đại sứ quán địa phương yêu cầu tạm dừng hoạt động, trong khi các địa điểm khác ban đầu tạm dừng nhưng sau đó đã hoạt động trở lại, theo nữ chủ tịch. "Cũng không rõ tại sao một số sinh viên lại nhận được các hướng dẫn khác nhau", bà Torres cho hay.Hiện tại, Diễn đàn giáo dục quốc tế đang phối hợp với các tổ chức hàng đầu trong ngành như NAFSA, Liên minh giáo dục quốc tế để cùng ứng phó với tình hình diễn biến nhanh chóng này, đồng thời kêu gọi các bên chịu ảnh hưởng thu thập dữ liệu tài chính và thông tin về những tác động tới người học, giảng viên và nhân viên.
Kênh tắc nghẽn vì rác và cỏ dại
Chiều 12.2, HĐND tỉnh Hậu Giang khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề), thực hiện công tác tổ chức cán bộ thuộc thẩm quyền.Kỳ họp đã tiến hành miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND đối với ông Đồng Văn Thanh (Chủ tịch UBND, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang); miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐND đối với ông Trần Văn Huyến, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hậu Giang.Đồng thời, miễn nhiệm chức vụ Ủy viên UBND tỉnh Hậu Giang đối với bà Nguyễn Hoài Thúy Hằng, nguyên Giám đốc Sở GD-ĐT Hậu Giang (nghỉ hưu); miễn nhiệm chức vụ Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang đối với ông Trương Cảnh Tuyên. Trước đó, ông Tuyên được Ban Bí thư Trung ương Đảng điều động, chỉ định giữ chức Phó bí thư Thành ủy Cần Thơ. Kỳ họp đã giới thiệu nhân sự, bầu các chức danh Chủ tịch HĐND, Chủ tịch và Phó chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026.Theo đó, ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang, được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Trần Văn Huyến, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hậu Giang, được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh; ông Trần Chí Hùng, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy Long Mỹ, được bầu giữ chức Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang.Ông Đồng Văn Thanh (56 tuổi, ở H.Phong Điền, TP.Cần Thơ) có trình độ chuyên môn cử nhân xã hội học; ông Trần Văn Huyến (54 tuổi, ở H.Yên Mô, Ninh Bình) có trình độ chuyên môn kỹ nhân luật, thạc sĩ văn hóa học; ông Trần Chí Hùng (51 tuổi, ở H.Châu Thành A, Hậu Giang) có trình độ chuyên môn kỹ sư thủy công.